Chọn Menu

Slider

FunFeed

Feed Mới Nhất

Cung Hoàng Đạo

CrazyFeed

Slider

Videos

» » » Part Spe: Thông tin ông Ba Hinh trong loạt truyện Part1 --> Part 8
«
Bài trước
Newer Post
»
Bài sau
Older Post



thông tin ông Ba Hinh


  VĂN CAO CÂY ĐẠI THỤ 
                           
Kỷ niệm ba năm ngày mất của Văn Cao                                             (15/11/1923 - 10/07/1995)
                                                                                      Trần Hinh
                                                                                
   Văn Cao và Trần Hinh     

Từ nhỏ tôi đã biết hát một số ca khúc của Văn Cao, sau này tôi có được xem tranh của Văn Cao, cả khi xem anh đang vẽ tranh và tôi cũng đã đọc nhiều thơ văn anh viết. Có thể nói rằng thơ văn nhạc họa và cuộc đời chìm nổi của Văn Cao đã thôi thúc tôi tìm đến với Văn Cao. Đến với Văn Cao rồi tôi mới thấy sự hiểu biết của mình trước đây về Văn Cao là quá ít -"Bởi vì trong một Văn Cao có quá nhiều Văn Cao" (Thanh Thảo).
      Tôi có cái may là uống được rượu nên có nhiều dịp cùng Văn Cao bên cốc rượu. Lai rai bên cốc rượu, câu chuyện với Văn Cao thêm dài hơn, sâu thẳm hơn, tất cả hơn... Dù thật sự đã sống với Văn Cao như vậy, tôi cũng không thể nói Văn Cao nào là chính trong những Văn Cao thơ văn nhạc họa. Thanh Thảo đã có lý trong cách nói như đùa mà hàm súc và xác đáng về Văn Cao hiệp sĩ, Văn Cao quốc ca, Văn Cao rượu đế, Văn Cao đa tài đa nguyên đa nạn... một Văn Cao lặng lẽ như chén rượu mỗi sớm lặng lẽ như những dòng chữ lít nhít trong sổ tay, lặng lẽ như thơ. Tôi cũng có đọc nhiều bài viết khác về Văn Cao và có để tâm đến những bài viết của Nguyễn Thụy Kha, Thái Bá Vân, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Trọng Tạo, Xuân Hồng, Đinh Cường... nói về từng lĩnh vực văn thơ nhạc họa của Văn Cao. Hầu như ở lĩnh vực nào Văn Cao cũng đạt đến đỉnh cao của người nghệ sĩ. Nhưng có một điều ít ai nói đến như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói về tính minh triết toát ra ở ngôn ngữ Văn Cao. Theo tôi, tính minh triết ấy mới là cái lớn nhất của Văn Cao. Chính cái minh triết rất Đông phương ấy là cái bao trùm lên tất cả, là sự hình thành CÂY ĐẠI THỤ VĂN CAO. Cây đại thụ ấy có nhiều cành nhánh xanh tươi mà mỗi cành nhánh là một lĩnh vực mà Văn Cao đã thể hiện, đã cống hiến cho đời. 


      Đã có lần Văn Cao nói với tôi rằng hồi ở chiến khu (năm 1947) cũng như sau này anh đã có những dịp cùng bàn với Nguyễn Hoàng Phương về trường sinh học. Anh cũng đã từng nói với tôi về một loại siêu tốc độ vượt xa tốc độ ánh sáng - đó là tốc độ tâm linh, và phải có thực một loại tốc độ như thế mới có thể giải thích được những hình ảnh có trong những giấc chiêm bao mà ta không hề thấy có trên cõi đời này. Chính vì lẽ đó (và còn nhiều lẽ khác) mà Văn Cao tin rằng ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có nhiều thế giới sống bằng xương bằng thịt như chúng ta hoặc không bằng thịt bằng xương như chúng ta. Phải chăng điều tôi kể lại đó có được xem là một cành nhánh thuộc cây Đại thụ Văn Cao nữa không.  

      Nói về Văn Cao thế nào cho đủ, nhưng thực là thiếu sót nếu không nói đến sự chân tình hết lòng với bạn bè, sự giản dị trong nếp sống, tính dí dỏm và hồn nhiên như trẻ thơ của anh. Văn Cao cuốn hút bạn bè chúng tôi bởi điều dễ thương đó. Chứ không cuốn hút bởi tài năng. Đó cũng là một loại cành nhánh nữa của Văn Cao mà ta cũng thấy có trên đời này, nhưng không phải là nhiều vì những cây Đại thụ bao giờ cũng ít.
      Tôi cũng chưa bao giờ nghe anh bài bác một loại tín ngưỡng nào, một trường phái triết học nào, nhưng tôi lại thấy anh thích nói về triết lý Đông phương hơn cả. Cũng như Hữu Loan, Văn Cao đặc biệt cho rằng chỉ có kinh dịch mới nói đúng về sự mầu nhiệm của tạo hóa. Quả nhiên Văn Cao hiểu sự vận hành của tạo vật tuân theo những qui luật ràng buộc lẫn nhau, qui định lẫn nhau, có nhân có quả. Chính vì vậy mà trong mọi trường hợp tôi vẫn thấy sự thư thái, bình tĩnh, chịu đựng, không chợt vui chợt buồn dù anh là một người rất nhạy cảm. Ngay trước lúc nhắm mắt từ giả cõi trần anh vẫn điềm nhiên thư thái không tạo nên sự ồn ào tầm thường.
      Văn Cao - Có trong anh những gì của một nhà thông thái. Và trong những gì đó, có âm nhạc văn thơ hội họa Văn Cao. Cho đến những ngày này Văn Cao đang sống ở một thế giới ngoài chúng ta, nhưng tôi vẫn thấy như anh đang sống với chúng ta ở cõi đời này bởi những gì anh đã để lại sẽ còn mãi.
                                                                       TH
 



                VỀ MỘT CÂU CA DAO                                                  Trần Hinh


      Quê tôi - Bình Định, từ xa xưa cua đồng đã được chế biến thành thuốc võ và cũng như nhiều địa phương khác - cua đồng được chế biến thành các loại thức ăn vừa ngon lại vừa rẻ tiền như: Cua kho, Cua nướng,Cua rim, Cua rang muối và nhất là bún riêu Cua. Riêng ở Bình Định lại có Mắm Cua chua mà tôi chưa có dịp thấy ở địa phương khác. Cách làm Mắm Cua chua thật đơn giản. Cua đồng được ngâm rửa cho sạch bùn đất và đem giả với một lượng nước giếng vừa phải (như nước dùng làm bún Riêu Cua), nêm muối với lượng như nêm canh. Cứ để vậy, không nấu qua lửa, sau ba ngày là ăn được. Nước Mắm Cua chua chan với bún, với cơm ăn thật ngon miệng bởi mùi vị khác lạ của nó.
      Ngay từ lúc còn được mẹ ru, tôi đã nghe thuộc lòng mấy câu:
                     "Gió đưa ông Đội về Tàu
                  Bà Đội ở lại xuống bàu bắt cua
                     Bắt cua làm mắm kho chua
                  Gửi về ông Đội đỡ mua tốn tiền"


      Trải qua mấy mươi năm tôi nào có để tâm đến ý nghĩa sâu xa của những câu ca dao ấy. Mãi đến năm bảy mươi tư, tại kì họp thứ VII, Quốc hội khóa IV tôi có chất vấn chính phủ về sự kiện đảo Hoàng Sa. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, khi đó thay mặt chính phủ trả lời chất vấn ấy của tôi. Lúc này tôi càng nhớ quê hương ở bên kia vĩ tuyến 17 và tôi lại nhớ lời ru xưa của mẹ mình. Tôi đã đăm chiêu suy nghĩ về từng câu ca dao ấy:
                 
   "Gió đưa ông Đội về Tàu "      Ngọn gió nào mà đưa được bọn cai đội, bọn xâm lược về Tàu. Chắc chắn là loại gió chống xâm lược của nhân dân ta. Ngọn gió cụ thể được nói trong câu này là trận đại phá quân Thanh của Quang Trung chăng.                "Bà Đội ở lại xuống bàu bắt cua"      Bà Đội ở đây chính là loại me Tàu kiểu như me Tây, me Mỹ sau này. Nhưng bọn đội Tây, đội Mỹ dù sao cũng không đến nỗi đói khổ gì. Khi bị đuổi về nước cũng có thể đưa các me đi theo, hoặc để lại cho các me đôi ba chục vé (100 France, 100 Dollar) chứ không như bọn đội Tàu, lính Tàu khi bị đuổi về nước đã bỏ đói các bà Đội để bà Đội phải xuống bàu bắt cua.
                    
 "Bắt cua làm mắm kho chua
                  Gửi về ông Đội khỏi mua tốn tiền"
      Mắm Cua chua thật rẻ tiền chẳng đáng là bao, nhưng cũng phải gửi về cho ông Đội đang đói rách ở bên Tàu.
      Câu ca dao trên đây của nhân ta sáng tạo ra, không phải là cách nói bắt vần cho vui mà là một cách nói rất chí lý, vừa cụ thể vừa có tính khái quát cao về danh tánh của một đội quân xâm lược. Đặc biệt câu ca dao đã tạo nên một tiếng cười khinh bỉ đối với kẻ xâm lược quá quen thuộc với đất nước ta. Vậy mà trong kho tàng ca dao Việt Nam đã vắng mặt câu ca dao có một không hai này.



                                                   TH


Cái chết của hai con người lỗi lạc
                                                                                 
Trần Hinh
                                                             Tặng anh Hoàng Cầm

 Trần Hinh và Hoàng Cầm
      Hồi con nhỏ tôi tập đàn và hát nhiều ca khúc Tây phương trong đó có bài Nỗi buồn của Chopin {Tristesse Chopin). Tôi hỏi anh tôi tại sao ông Chopin buồn. Anh tôi nói rằng, có nói thì anh cũng không hiểu. Tôi nài nỉ mãi, anh tôi phải kể câu chuyện tình giữa Chopin và nữ bá tước Jorjesand. Câu chuyện này lại dính dáng đến Alfred de Musset trước đó. Tôi chăm nghe anh tôi kể không sót một tiếng và tôi cũng không thể nào hiể nỗi vì sao Chopin buồn, vì sao Alfred de Musset buồn - nỗi buồn dẫn đến cái chết của cả hai ông.
      Hơn nửa thế kỷ trôi qua, ca khúc Nỗi buồn của Chopin tôi không quên, nhưng câu chuyện tình về Nỗi buồn của Chopin tôi không hề nhớ nữa thì anh Hoàng Cầm đã nhắc lại với tất cả sự phẫn nộ đối với nữ bá tước Jorjesand. Anh Hoàng Câm nói rằng mình sẽ viết lại câu chuyện ấy để lên án một người đàn bà phụ tình, đã giết chết một thi sĩ lừng danh và một nhạc sĩ thiên tài. 
      Anh Hoàng Cầm ơi ! Tôi đợi mãi mà chẳng thấy bài viết đó của anh. Có lẽ ở tuổi bát thập anh cũng đã ít viết và anh cũng nên nghỉ ngơi thôi. Chẳng rõ cuộc đời anh - hay ít nhất những ngày sống với tôi, trong khoảng thời gian ấy anh có gặp một Jorjesand nào không mà thấy anh đồng cảm với nỗi buồn của Musset, của Chopin đến như vậy. Anh không viết thì tôi viết thay anh có được không. Tôi phải viết để phần nào thỏa nỗi buồn thương và căm giận của anh qua câu chuyện đau lòng và có thực trên đời này.
      Chuyện rằng:
      Nữ Bá tước Jorjesand xinh đẹp, lộng lẫy. Bà là nhà văn Pháp hay viết về nông thôn. Bà yêu say đắm  Mallarme' - một thi nhân, một người đẹp trai, hào hoa , hào hiệp.  Một hôm Mallarme dẫn bạn mình là Alfred de Musset đến dự buổi dạ hội của giới thượng lưu gồm những nam thanh nữ tú. Lần đầu tiên trông thấy vẻ đẹp lộng lẫy nhất là đôi mắt của nữ Bá tước Jorjesand đã cuốn hút ngay thi sĩ Alfred de Musset. Cái thân hình đầy gợi cảm và sự cố ý gợi cảm của Jorjesand đã tạo nên một sợi dây vô hình trói buộc Musset không còn có thể cựa quậy được  và sự thực Musset cũng không muốn cựa quậy trong sự trói buộc đáng yêu đó. Biết bạn mình đã yêu say đắm Jorjesand, Mallarme' tuyên bố với các bạn rằng sắp tới chàng sẽ sang Châu Phi và chẳng biết lúc nào trở lại. Và Mallarme' đã ra đi để tạo điều kiện cho Musset luôn được gần gũi với Jorjesand.
      Alfred de Musset đẹp trai nhưng là cái đẹp của một thân hình mảnh dẻ thanh tú, hoàn toàn khác với cái đẹp của một thân hình đầy đặn bốc lửa của nữ Bá tước Jorjesand. Tiếng sét ái tình trong buổi đầu gặp gỡ đã không quan tâm đến hai vẻ đẹp khác biệt đó. Rồi hai người đã đưa nhau đi hưởng tuần trăng mật ở Venise. Sống bên nhau chưa đủ tuần trăng mật, bất ngờ Jorjesand gặp lại người Bác sĩ trước đã ở với gia đình mình và đã có với Jorjesand hai con, một gái một trai. Nàng đã cùng Bác sĩ biến mất khỏi Venise. Musset ngơ ngác một mình trở về Paris và một tháng tròn ngồi viết, đặc biệt, có năm đêm ông viết năm bài thơ:
      Nuit de Mai                 (Đêm tháng năm)
      Nuit de Septembre    (Đêm thánh chín)
      Nuit d' Octobre          (Đêm tháng mười)
      Nuit de Novembre     (Đêm tháng mười một)
      Nui de Décembre      (Đêm tháng chạp)
      Đó là năm bài thơ cuối cùng của Musset. Những ngày này Musset thường lang thang trên phố và vào quán rượu bình dân ở ngoại ô Paris. Chủ quán biết Musset thường hay ngồi vào một nơi cố định, nên đã dành riêng chỗ ngồi đó cho ông. Năm sau Musset qua đời ở tuổi 37. Lúc này Mallarme' vẫn còn ở Châu Phi. Tại nơi Musset ngồi uống rượu, cho đến nay vẫn còn được bảo quản chu đáo dù cái bàn đã long đi một chân vì quấ cũ. Người ta thấy ở đây có hàng chữ ghi rằng:"Ở 
nơi đây Musset đã từng ngồi uống rượu vào những ngày cuối cùng của đời mình".      Cái chết của Musset gây xúc động cả Paris, cả nước Pháp và còn vượt ra ngoài biên giới nước Pháp. Với Jorjesand, cái chết của Musset không làm cho nhan sắc kiều diễm của bà trở nên ủ dột chỉ trong một ngày.
      Một đêm nọ người ta lại thấy Jorjesand lộng lẫy xuất hiện ở nhà hát Opéra  nhưng không thấy có vị Bác sĩ đi cùng bà. Chẳng ai hiểu bà đã đánh rơi Bác sĩ ở đâu, vào lúc nào. Đêm đó Chopin biểu diễn âm nhạc của mình. Thật khó mà phân biệt được tác phẩm âm nhạc phi thường hay tài nghệ biểu diễn phi thường của Chopin. Hình như cả hai điều đó hòa quyện vào nhau tạo thành một phi thường Chopin. Người nhạc sĩ vĩ đại ấy nào có biết ai là ai trong đám đông khán giả, ông chỉ biết sự đam mê cuồng nhiệt yêu mến ông qua những tràng vỗ tay kéo dài tưởng chừng như bất tận. Đêm biểu diễn kết thúc, Jorjesand chặn đường người nhạc sĩ vĩ đại ấy. Bị chặn đường, Chopin hơi ngỡ ngàng giây lát, rồi choáng ngợp trước ánh mắt nụ cười và giọng nói đẫy đưa lịch duyệt của một đóa hoa sực nức hương màu - nữ Bá tước Jorjesand. Thử hỏi có nghệ sĩ chân chính nào lại không nhạy cảm trước nỗi đau đời hay trước cái đẹp của cuộc đời nhất là cái đẹp của một tuyệt thế giai nhân . Chopin vĩ đại càng là một con người như thế. Những ngày sau đó, nữ bá tước Jorjesand hầu như không còn biết làm việc gì, ngoài việc ngày ngày gặp gỡ đưa đón Chopin. Không mấy chốc nàng đã đưa đón chàng về tận lâu đài của mình. Ở chốn ấy Chopin đã nghe rất rõ từng nhịp đập rộn ràng náo nhiệt của con tim Jorjesand. Lúc này Chopin đã chớm bị lao phổi, lại phải thêm gánh nặng lao lực của ái tình . Sự chênh lệch của tài năng , của thể lực giữa hai người thật là quá lớn. Jorjesand biết rõ điều đó hơn ai hết, nhưng chưa thấy nàng bỏ rơi Chopin giữa đường như đã bỏ rơi Alfred de Musset. Bởi tài năng của Chopin đã lấn át tất cả, đãc trở thành niềm tự hào, sự hãnh diện cho Jorjesand khi được sống cùng Chopin.
      Chẳng rõ người đàn bà đa tình Jorjesand yêu một thiên tài như Chopin đến khi nào mới thấy mỏi mệt. Như không hề biết mệt mỏi. Jorjesand đã nói : "Ta yêu 
Chopin với tình yêu của một người mẹ yêu con, của một người chị yêu em và với tất cả trái tim nồng nàn của một người vợ yêu chồng.       Còn Chopin, biết mình không khỏe mạnh, nên ngày ngày siêng năng luyện tập thân thể, nhất là không bỏ sót một buổi bơi lội nào vào buổi sáng sau khi tập thể dục. Rồi một hôm từ bãi tắm về đến cổng, Chopin dừng lại nghe, đúng là tiếng cải vã của hai người đàn bà - tiếng của người con gái đang thao thao bất tuyệt với mẹ mình là Jorjesand. Chopin nghe trong lời qua tiếng lại của hai mẹ con có câu: " Sao mẹ lại đưa từ đâu về cái thằng cha vô tích sự như vậy". Nghe đến đấy, Chopin bước vào nhà và lâu đài trở nên yên tịnh. Chopin hỏi Jorjesand có chuyện gì mà mẹ con cải vã với nhau như thế. Jorjesand trả lời với giọng rất đanh :"Chuyện gì à, anh không biết sao? Chính sự có mặt của anh ở đây là nguyên nhân gây nên sự xáo trộn, bất hòa trong gia đình". Với lòng tự trọng rất cao, lập tức Chopin bước ra khỏi nhà chấm dứt cuộc tình với nữ Bá tước Jorjesand. Chopin ra đi không thấy có một người mẹ, người chị hay người vợ nào cản ngăn hoặc tiễn đưa. Hình như những người này đã cảm thấy mỏi mệt trong tình yêu một người ốm yếu cho dù người ấy là một thiên tài. Chopin ra đi trong buồn đau và không lâu sau đó đã qua đời ở tuổi 39 - Đó là năm 1849.


      Người ta kháo nhau rằng, nữ Bá tước Jorjesand chỉ có biết đón rước, nào có biết tiễn đưa. Không, không hoàn toàn như vậy. Chí ít Jorjesand đã góp phần tiễn đưa nhanh đến nơi yên nghỉ cuối cùng - một thi sĩ hàng đầu của trường phái thơ ca lãng mạn Pháp thế kỷ thứ XIX : Alfred de Musset và một nhạc sĩ thiên tài của nhân loại : Fréderic Chopin.
                                                             Tháng 10/2001
                                                                        TH


CHUYỆN CƯỜI RA NƯỚC MẮT                                                                     Trần Hinh

 
      Dù chưa được hân hạnh chở họ đi một lần nào, nhưng mấy ông xe ôm, xe xích lô đều biết họ là những ông bà cử nhân hằng ngày đi tìm việc làm ở thành phố này trong suốt một năm qua. Trưa nay lại thấy bốn ông Cử trong số đó rủ nhau vào một quán nước - cái quán nước cũng xềnh xoàng như hai chiếc xe đạp họ vừa dựng bên hè quán. Họ ngồi vào ghế lễ phép gọi chủ quán cho họ hai chai nước suối. Họ uống nước chậm rãi trong cái khác cồn cào giữa trua hè miền Trung chỉ vì muốn được ngồi lâu hơn trong quán để tránh nắng. Cái quạt trần quay đều đã dán sát chiếc áo đẫm mồ hôi vào người làm lộ ra những tấm lưng gầy của họ. Thấy một tờ báo để trên bàn, một chàng cầm lấy xem, chàng ngồi cạnh ghé mắt xem cùng. Hai chàng đối diện nhìn xa xăm, nhưng chẳng biết họ nhìn về đâu. Bỗng một chàng nói giọng buồn buồn rằng: "Có lẽ mình tạm xa các bạn vào ngày mai đẻ đi theo một thằng bạn học cùng lớp 12, nhưng nó thi hỏng vào Đại học. Thằng bạn này quay sang làm cho chủ một xưởng gỗ. Do làm được việc, nên ngoài lương 500.000đ/tháng, chủ xưởng còn thưởng thêm cho nó cũng kha khá. Nó hứa sẽ nói với xếp của nó nhận mình vào làm với mức lương bắt đầu cũng tới 300.000đ/tháng. Còn việc bưng bê ở nhà hàng, ở tiệm cà phê hay làm gia sư gì đó của một số bạn cũng chẳng hơn gì mấy mà lại phơi cái bằng cử nhân ra giữa chốn thị thành nghĩ cũng kỳ cục". Cậu cử đọc báo chen vào: "Kỳ cục gì, cậu xem bài báo này nói ở một tỉnh thôi mà điều tra thấy hàng trăm vị quan chức xài bằng giả đây nè thì không kỳ cục hơn sao. Cậu cứ ở lại với chúng mình làm cái gì đó bằng lao động giản đơn cũng được, rồi dần dà cũng tìm ra việc tương xứng với bằng cấp được đào tạo" Rồi tất cả bốn người đều ngồi lặng thinh, họ nhìn xuống bàn chỉ thấy những chiếc ly đã cạn. Đột nhiên một cậu Cử tốt nghiệp khoa ngữ văn liền ứng khẩu:
                    "Một đàn đỗ đạt đứng mà trông
                     Nó hỏng thi mà có sướng không
                     Trên ghế quí ngài xài bằng giả
                     Ngoai đường ông cử đói teo hông"

      Mấy câu thơ độ chế từ thơ Tú Xương không làm cho ai vui được mà càng thấy họ thấm buồn từ trong phòng bước ra thấy không khí kém vui của bốn chàng thanh niên bèn nói rằng : "
hình như các cậu chưa ai quá tuổi 25 mà trầm tư mặc tưởng như ông cụ non vậy. Hãy nói chuyện, pha trò cho vui đi chứ".      - Chúng cháu gặp toàn chuyện không vui thì làm sao vui được. Bác có chuyện gì vui kể cho chúng cháu nghe với.
      - Tôi kể chuyện hề Sác Lô nhé.
      - Chuyện hề Sác Lô chắc là vui đấy bác.
      - Chuyện rằng : Ở một vùng nào đó bên Tây có tổ chức một cuộc thi đóng vai hề Sác Lô. Ban tổ chức cuộc thi gồm toàn những quan chức có danh giá. Nội dung thi phải đạt hai yêu cầu : Một là hóa trang ngoại hình giống Sác Lô. Hai là nội dung biểu diễn do diễn viên tự thể hiện giống như Sác Lô đã từng thể hiện.

      Đêm biểu diễn mở màn, tình cờ Sác Lô thứ thiệt đi ngang qua thấy vậy có mua vé vào xem. Sác Lô xem được vài người biểu diễn, tự nhiên thấy ngứa ngáy trong người, cũng xin đăng ký biểu diễn.
      Đêm biểu diễn kết thúc, ban tổ chức tuyên bố kết quả chấm thi có ba người đoạt giải nhất - nhì - ba, còn Sác Lô thứ thiệt thì được nhận giải khuyến khích.
      Trên đường về, Sác Lô cứ nghĩ rằng mình có phải là Sác Lô trước đây nữa không.
      - Câu chuyện bác kể hay quá, chúng cháu xin cảm ơn bác.
      Họ thanh toán tiền hai chai nước suối và bước ra khỏi quán. Họ vừa đi vừa thầm nghĩ rằng : "Không hiểu hiện tại mình có còn được xem là cử nhân nữa không".
                                                        Qui Nhơn, tháng  8- 2002
                                                                    Trần Hinh



CẦN TÔN TRỌNG SỰ THẬT LỊCH SỬ
                                                                          
 Trần Hinh
 
      Trong những năm qua có lưu hành một cách nói về lịch sử đại ý rằng: "Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, đã từng có ba bản Tuyên ngôn độc lập. Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. Hai là, Bản Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Ba là, Bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Nội dung của cách nói đó đúng sai ở chỗ nào, có cần được làm rõ không, hay cứ để nổi trôi một cách nói tùy tiện về lịch sử như vậy.  
      * Về bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt :
                    
Nam quốc sơn hà Nam đế cư                    Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư                    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm                    Nhũ đẳng hàng khang thủ bại hư      Bài thơ tứ tuyệt này là một trong những tuyệt bút của nền thơ nước nhà. Nội dung và ngôn ngữ của bài thơ hợp thành một chính thể như một bài chính luận, có cấu trúc ngắn gọn, hàm súc và khúc chiết, nói lên được ý chí quật cường, khí thế hào hùngquyeets chiến quyết thắng mọi kẻ xâm lược để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Bài thơ giống như một tuyên ngôn độc lập. Bởi vì, chỉ có người đứng đầu nhà nước mới có quyền ra tuyên ngôn về nền độc lập của nước nhà được. Lúc bấy giờ người đứng đầu Nhà nước là vua Lý Nhân Tông (1072-1127).
      * Về bản Bình Ngô đại cáo :

  

      Sau khi dẹp yên giặc nhà Minh, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi khởi thảo văn kiện Bình Ngô. Chẳng rõ trước khi công bố văn kiện này, Lê Lợi có tu sửa thêm bớt những gì vào văn bản do Nguyễn Trãi khởi thảo hay không. Điều này không thấy sử sách chép lại, nhưng ai dám chắc điều đó đã không xảy ra. Song, đã chắc chắn xảy ra một điều hiển nhiên là Lê Lợi phải nói rõ cho Nguyễn Trãi biết nội dung cần phải có của văn kiện gồm những điểm gì. Cho dù khi khởi thảo văn kiện Bình Ngô, Nguyễn Trãi có sáng tạo làm phong phú thêm nội dung do Lê Lợi nêu ra, thì văn kiện Bình Ngô có được trước hết là do Lê Lợi. Đó là cách nhìn nhận khách quan, có luận cứ về sự đóng góp có thực của Lê Lợi vào văn kiện Bình Ngô. Như vậy, nếu không nói văn kiện Bình Ngô là của đồng tác giả Lê Lợi và Nguyễn Trãi, thì sao lại nói "Bản Bình Ngô đại cáo là của Nguyễn Trãi" được.
      Quả thực chẳng có sử sách nào nói văn kiện Bình Ngô là của đồng hay không đồng tác giả, mà chỉ thấy nói: "Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua tại điện Kinh Thiên, thành Đông Đô (tức Hà Nội), xưng là : Thuận Thiên thừa vận Duệ văn Anh Vũ đại vương, đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ, ban cáo Bình Ngô..." (sách các triều đại Việt Nam, trang 150, NXB Thanh niên, XB 1995). Rõ ràng vua Lê Lợi đã công bố trước quốc dân văn kiện Bình Ngô, thì chính lúc đó - theo kỷ cương phép nước không ai được nói bản Bình Ngô đại cáo là của Nguyễn Trãi nữa.
      Tên tuổi và sự nghiệp của Lý Thường Kiệt và Nguyễn Trãi đâu chỉ do một bài thơ, một áng văn đem lại, mà chính hai ông đã cống hiến cả đời mình cho đất nước ở nhiều lĩnh vực, nhất là cho công cuộc chống giặc giữ nước bằng tài năng kiệt xuất của người anh hùng, và đã được tôn vinh là những vị anh hùng của lịch sử Việt Nam.
      Việc nói một ông Tướng có quyền ra tuyên ngôn như một ông Vua, hoặc Tuyên ngôn của một ông Vua lại nói của một ông quan, quả là một cách nói lộng ngôn lộng ngữ - một cách nói rất tùy tiện về lịch sử
.
      Nói đến lịch sử, tức lịch sử đích thực thì lịch sử bao gồm những gì có thực.

  
      Đã có thực bản Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Đại Việt, do Vua Lê Thái Tổ công bố sau khi lên ngôi ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân 1428 tại điện Kinh Thiên Đông Đô - Hà Nội - đánh dấu một thời kỳ độc lập lâu dài nhất của lịch sử Việt Nam.
      Đã có thực bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ Tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội. Sự kiện trọng đại ấy chẳng những mở ra một tương lai tươi sáng cho nhân dân Việt Nam mà còn đánh dấu một thời đại giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới.
      Hai bản tuyên ngôn độc lập do hai vị anh hùng dân tộc vĩ đại Lê Lợi, Hồ Chí Minh công bố là hai kiệt tác - hai bản anh hùng ca mãi mãi còn với non sông đất nước Việt Nam ta.
                                                                 TH  


CÓ HAY KHÔNG CHỦ NGHĨA TROTKY
Trần Hinh
                  
 
      Trước khi qua đời, Lênin đã có lần nói: Đồng chí Trotky là một nhà lý luận tài ba của đảng ta, còn đồng chí Stalin là một nhà lãnh đạo có tài nhưng tính hay thô bạo với đồng chí của mình. Về nhận xét đó của Lenin thì Trotky được Lenin khen ngợi, còn Stalin được Lenin vừa khen vừa chê. Đương nhiên Stalin không dám chống chế nhận xét của Lê Nin - một người thầy vĩ đại không chỉ của riêng mình, nhưng trong lòng vẫn thấy khó chịu về sự hiện hữu như một ngôi sao sáng là Trotky.
      Khi Lenin qua đời, người kế vị Lenin chỉ có thể là một trong hai người học trò, hai người bạn chiến đấu gần gủi nhất của Lenin - đó là Trotky và Stalin. Thường thì một con người đã có tầm vóc là nhà lý luận tài ba, hẳn nhiên phải là một người có văn hóa cao. Đã là người có văn hóa cao thì quyền lực chẳng là cái gì đối với họ. Hoặc muốn có quyền lực để phát huy năng lực của mình thì con đường dẫn đến quyền lực của người có văn hóa cao sẽ không sử dụng đến nhưng hành động thô bạo kém văn hóa. Kết cuộc người kế vị Lenin đã thuộc về Stalin, còn Trotky vẫn là nhà lý luận tài ba của đảng Bônsêvich Nga.
      Nước Nga sau cách mạng tháng 10 đã trở thành một biểu tượng sáng ngời về một xã hội tốt đẹp mà những người lao động trên toàn thế giới ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ nước Nga Xô viết đồng nghĩa với sự ngưỡng mộ đảng Bônsêvich và Lenin. LeNin được xem là người thầy của các đảng công sản, đảng công nhân và của phong trào cách mạng thế giới. Người kế vị Lenin mặc nhiên cũng có uy tín lớn lao trong đảng, trong nước cũng như trên thế giới. Uy tín lớn lao đó đã làm khuất lấp những sai trái của Stalin. Thậm chí có những sai trái lại được xem là đúng như việc đối xữ ác ý đầy thô bạo của Stalin đối với Trotky. Chẳng hạn như khi Trotky đưa ra luận điểm "cách mạng thường trực" đã bị Stalin cho rằng đó là đường lối tả khuynh, manh động đi ngược lại chủ nghĩa Mac Lenin,  chống lại đảng Bônsêvich. Do tệ sùng bái Stalin nên nhiều người trong đảng cũng cho rằng Trotky là kẻ chống đảng. Cũng có một số ít người trong đảng cho rằng luận điểm  của Trotky là đúng thì bị Stalin gọi là phần tử Trotky tức phần tử theo chủ nghĩa Trotky. Cum từ chủ nghĩa Trotky hay Trotkit có từ sự vu cáo gán ghép bừa bãi đó.
      Trotky nhất định phải là một người trung thành tuyệt đối với đảng Bônsêvich với chủ nghĩa Mac Lenin mới được Lenin xem là một nhà lý luận tài ba của đảng được. Với lôgich đó thì Trotky không bao giờ bày vẽ ra một chủ nghĩa nào khác của riêng mình mà chỉ làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mac Lênin bằng luận điểm " cách mạng thường trực". Bản thân tạo hóa từng giờ từng phút đổi thay, điều đó ở phương đông đã nhận thức được từ rất sớm nên mới có câu : " nhật nhật tân, hựu nhật tân", tức ngày ngày mới, ngày lại mới. Đổi mới là cách mạng và "cách mạng thường trực" chính là sự đổi mới không ngừng. Luận điểm " cách mạng thường trực" của Trotky mang tính triết học rất sâu sắc, rất đúng đắn, rất phù hợp với quá trình phát triển của tạo hóa. Còn khi đã gọi là một chủ nghĩa thì bao giờ cũng bao gồm một hệ thống những luận điểm về từng lĩnh vực cấu thành chủ nghĩa ấy. Như vậy không hề có chủ nghĩa Trotky, Trotky gì cả mà chỉ có luận điểm " cách mạng thường trực" của nhà lý luận tài ba Trotky mà thôi.
      Cho đến nay, trên khắp thế giới không hề thấy một quyển sách nào được in mang tên chủ nghĩa Trotky, càng không tìm thấy danh mục chủ nghĩa Trotky trong quyển từ điển triết học xuất bản tại Liên xô năm 1975 đã được dịch ra tiếng Việt và in tại Liên xô năm 1986. Đã quá rõ ràng không hề có chủ nghĩa Trotky thì làm gì có phần tử Trotkit. Ngay cả ở nước Nga lúc bấy giờ cũng không có một tổ chức Trotkit nào hay một nhóm Trotkit nào mà chỉ có những trí thức trong ngoài đảng tỏ thái độ đồng tình với luận điểm "cách mạng thường trực" của Trotky. Ấy vậy mà ở Quảng Ngãi và duy nhất ở Quảng Ngãi lại có nhà thơ Bích Khê được xem là phần tử Trotkit đã lãnh đạo nhóm Trotkit ở Thu Xà. Đó mới là chuyện lạ, một chuyện phi lý xuất phát từ câu nói vô trách nhiệm, một cách nói vu vơ, vớ vẩn. Nhưng điều kì lạ hơn nữa là cách nói vu vơ, vớ vẩn đó lại được tin dùng đã làm lu mờ một tên tuổi lớn, rất lớn của nền thơ đất nước ta trong ngót nửa thế kỷ.
                                             
     Tháng 2 năm 2006
                                                        Trần Hinh

nguồn : xusomiencattrang

«
Bài trước
Newer Post
»
Bài sau
Older Post