Chọn Menu

Slider

FunFeed

Feed Mới Nhất

Cung Hoàng Đạo

CrazyFeed

Slider

Videos

Youk Chhang quỳ gối bên rặng cây thốt nốt đằng sau một ngôi chùa hẻo lánh, hỏi nhẹ nhàng \’\’Làm sao một người như Sous Thy lại là một phần của cỗ máy giết người Khmer Đỏ\’\’.


Trên cánh đồng chết tại Campuchia.
Sous Thy ngồi xổm bên cạnh anh. Và ở cái nơi yên tĩnh và riêng tư này, người nông dân sương gió 45 tuổi dần dần tiết lộ những bí mật mà ông giữ kín trong suốt 1/4 thế kỷ qua.
Vâng, ông nói ông là một người giữ hồ sơ tại nhà tù Tuol Sleng, nơi có ít nhất 14.000 người chết dưới thời Khmer Đỏ từ 1975 đến 1979. Vào giai đoạn kinh hoàng đó, tổng cộng có tới 1,7 triệu người Campuchia mất mạng.
Ông được tuyển khi còn là một thiếu niên, không biết gì ngoài những cánh đồng lúa xung quanh. Ông đã có những năm tháng ở nhà tù khét tiếng trên, nghe thấy những tiếng kêu thét của tù nhân bị tra tấn, tất cả khiến cuộc sống của ông trở nên khiếp đảm.
“Mỗi ngày, tôi đều sợ rồi mình có thể cũng sẽ bị bắt như những người khác. Và nếu anh bị bắt, chắc chắn anh sẽ bị giết\’\’, Sous Thy cho biết.
Youk Chhang lặng lẽ lắng nghe và ghi chú mà không đưa ra bất kỳ nhận xét gì. Anh trẻ hơn Sous Thy vài tuổi và cũng từng là nạn nhân của Khmer Đỏ. Anh thiếu chút nữa bị chết đói và mất nhiều người thân.
Giờ đây, trong một nhiệm vụ cả công và tư, Youk Chhang đang cố gắng lắp ghép lại ký ức về những năm tháng đó để lập hồ sơ ngay cả khi không thể hiểu nổi – về một quốc gia làm thế nào có thể tự huỷ hoại mình bằng sự tàn bạo như vậy.
Youk Chhang, 45 tuổi, lãnh đạo Trung tâm tư liệu Campuchia, một tổ chức tư nhân trong thập kỷ qua đã thu thập được 600.000 trang hồ sơ, 6.000 bức ảnh và 200 bộ phim tài liệu về thời Khmer Đỏ.
Với kinh phí chủ yếu do Chính phủ Mỹ và Thuỷ Điển cung cấp, mới đầu chỉ có Youk Chhang và một nhân viên, giờ đây Trung tâm tư liệu Campuchia đã có tới 50 người. Trung tâm đã định vị được khoảng 20.000 ngôi mộ tập thể, 189 nhà tù, 80 đài tưởng niệm, và ghi chép lại 4.000 cuộc phỏng vấn với các cựu cán bộ Khmer Đỏ.
Kể từ khi gặp Sous Thy 10 năm trước tại một ngôi làng không xa Phnom Penh, Youk Chhang đã ghi được nhiều câu chuyện của các cựu quan chức Khmer Đỏ có lẽ hơn bất kỳ ai khác.
Và, anh nhận ra rằng, những người như Sous Thy và những người giống anh đều có thể dễ dàng chuyển chỗ ở.
“Họ là chúng tôi, và chúng tôi là họ\’\’, anh nói trong một cuộc phỏng vấn ngay tại văn phòng của mình ở Phnom Penh, nơi treo nhiều tấm ảnh cả của nạn nhân và những kẻ giết người.
Toi ac diet chung Khmer Do: chuyen gio moi ke
Tội ác dã man của Khmer Đỏ trong nhà tù Tuol Sleng.
\’\’Họ là mặt xấu của chúng tôi. Tội ác do con người phạm phải, những người giống như tôi\’\’.
Vào tháng 7, toà án xét xử Khmer Đỏ do LHQ bảo trợ chính thức nhậm chức và bắt tay vào quá trình đưa các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ ra trước vành móng ngựa.
Youk Chhang đã chuyển giao hàng trăm nghìn tài liệu, hồ sơ để làm bằng chứng chính tại toà, có thể sẽ diễn ra vào năm sau.
Anh không mấy cảm tình với những nhà lãnh đạo tự mãn, tự phong của chế độ Khmer Đỏ, những người hiện đang sống tự do tại Campuchia, đồng thời là những đối tượng của cuộc điều tra. Tuy nhiên, chưa tới 10 người trong số họ có thể đứng trước toà.
Tuy nhiên, sau nhiều cuộc gặp với các cựu quan chức cấp thấp của Khmer Đỏ, anh có cảm giác ở họ có cái gì đó giống nhau – những kẻ có hành động mà anh ghê tởm.
“Điều lôi cuốn tôi là nói chuyện với những thủ phạm\’\’, anh nói: \’\’Tôi muốn hình dung tôi đã làm gì. Tôi đã tự nhủ gì với mình 28 năm trước? Những người cũng trạc tuổi tôi, chỉ là những đứa trẻ, ngây thơ, trong trắng\’\’.
Youk Chhang mới chỉ 14 tuổi khi Khmer Đỏ lên nắm nguyền, và giống như nhiều thiếu niên khác, anh bị ép đi khổ sai trên những cánh đồng. Lương thực và cái chết là 2 thứ ám ảnh anh nhất.
Bố của anh, một kiến trúc sư, đã mất trước khi Khmer Đỏ cầm quyền. Mẹ anh – một nông dân không biết đọc, biết viết, đã may mắn sống sót và hiện đang sống tại Phnom Penh.
Vài thập niên sau, tiếng chuông buổi sáng vẫn làm ý nghĩ của anh xáo lộn.
“Anh có thể nghe nó từ sâu thẳm tâm hồn mình: bang, bang, bang, bang, bang. Nó giống như âm thanh của cái chết. Nó vang lên 3 lần vào mỗi sáng và anh phải đi làm, anh biết anh sẽ phải chứng kiến những người chết vào cái ngày đó trên những cánh đồng xung quanh anh\’\’.
Một trong những em gái của anh đã bị buộc tội ăn trộm gạo và bị mổ bụng. Những gì anh phải trải qua khiến anh sợ hãi trước những hành động hung bạo, ngay cả ở mức độ nhỏ nhất.
“Khi tôi thấy người ta đánh trẻ con, tôi không thể nào chịu nổi\’\’, anh nói, một lần anh đã phải huỷ cuộc họp với nhà trường khi anh thấy giáo viên đánh học sinh \’\’Tôi không thể nói chuyện với anh ta. Tôi phải bỏ đi. Tôi cảm thấy không thể chấp nhận nổi việc gây tổn hại đến con người\’\’.
Khi Khmer Đỏ bị lật đổ, cùng với hàng trăm nghìn người di cư, Youk Chhang đã tới Dallas. Dù anh đã được chăm sóc y tế, được an toàn và có một cuộc sống mới, anh vẫn còn vết thương lòng, giống như tất cả những người sống sót sau nạn diệt chủng, kể cả những người gây ra nạn diệt chủng.
“Nỗi đau đớn về thể xác không còn. Nhưng trái tim anh khó có thể chữa lành. Nó giống như một tấm cửa kính tỳ vết trong một nhà thờ. Tất cả màu sắc toe toét dưới sàn. Tôi nghĩ, làm thế nào chúng có thể tái hợp lại với nhau\’\’.
- - - - - - - -